Ngày 27 Tháng 05, 2021
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với bản quyền tác giả và sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên những quyền này lại thường xuyên bị xâm phạm, vậy làm cách nào để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chế tài xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi:
– Xâm phạm quyền tác giả;
– Xâm phạm các quyền liên quan đến quyền tác giả;
– Xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
– Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh;
– Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;
– Xâm phạm quyền đối với cây trồng.
Vì vậy, chúng ta cần trú trọng trong vấn đề đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho đối tượng của mình để hạn chế và ngăn chặc được các hành vi xâm phạm.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Pháp luật cũng quy định hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau:
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi bị xem xét ở đây được hiểu là hành vi bị nghi ngờ là hành vi xâm phạm và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là hành vi xâm phạm hay không. Căn cứ xác định đối tượng có được bảo hộ hay không dựa trên xem xét các tài liệu; chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh; xác lập các loại quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Nghĩa là những yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm khi xem xét đối tượng bị nghi ngờ nhằm đưa ra kết luận. Các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; yếu tố xâm phạm quyền sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu;…
– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ của quyền sở hữu trí tuệ mà các chủ thể không phải chủ sở hữu hay người quản lí sở hữu trí tuệ được phép sử dụng.
– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Nếu hành vi xem xét không xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trường hợp này sẽ không có hành vi xâm phạm.
Để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì pháp luật cũng đã quy định chi tiết 03 chế tài chính để xử lý, cụ thể:
– Chế tài hành chính: áp dụng khi có hành vi có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội hay trực tiếp hoặc giao cho người khác nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển và buôn bán hàng hóa giả mạo.
– Chế tài dân sự: được áp dụng khi có yêu cầu khởi kiện vụ án ra tòa của chủ thể quyền.
– Chế tài hình sự: áp dụng khi bị các cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu, hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội.
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744