Giám định về SHTT có vai trò hỗ trợ cho các lực lượng thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, kết luận về:
- Tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được bảo hộ;
- Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
- Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
- Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn th
Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
<Hiện nay chỉ mới có duy nhất Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là đơn vị sự nghiệp công lập duy nhất tại Việt Nam - có chức năng giám định về sở hữu công ngiệp.
Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung sau đây:
(i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp;
(ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không;
(iii) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
(iv) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (Điều 213 Luật SHTT).
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là:
(i) Trên sản phẩm, hoặc phần sản phẩm nghi ngờ có tập hợp đặc điểm tạo dáng hợp thành tổng thể là bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm đang được bảo hộ.
(ii) Trên sản phẩm, bộ sản phẩm nghi ngờ có mặt tất cả đặc điểm tạo dáng, tạo thành bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ. (Điều 10.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)
Để đánh giá, cần phải xem xét phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cần so sánh tất cả các đặc điểm của sản phẩm, bộ sản phẩm bị nghi ngờ với c&aa
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
(i) Dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm trùng gồm có cùng cấu tạo, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa và cách trình bày, hoặc tương tự gồm có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc với dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ.
(ii) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm trùng, hoặc tươn
Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, thể hiện ở một trong ba dạng sau đây:
(i) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế,
(ii) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
(iii) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế (Điều 8 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)
Những hành vi dưới đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hưu công nghiệp:
(i) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
(ii) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ sở hữu thông báo bằng văn bản, yêu cầu chấm dứt,
(iii) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này,
(iv) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhã
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
- Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế t
Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
Sáng chế được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn (điều kiện) sau:
– Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
– Có trình độ sáng tạo, và;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.
Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
Theo quy định của Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp được định nghĩa như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
- Bị người khác sử dụng, làm cho khách hàng nhầm lẫn hàng hóa/dịch vụ của Quý công ty với người đó có chung nguồn gốc, gây thiệt hại về kinh tế và uy tín cho Quý công ty;
- Do nhãn hiệu chưa được bảo hộ nên việc xử lý các trường hợp xâm phạm là rất khó khăn;
- Tổ chức, cá nhân khác tự ý sử dụng Nhãn hiệu của Quý công ty, sau đó đi đăng ký độc quyền rồi quay ngược lại không cho phép Quý công ty được sử dụng, Quý công ty buộc phải huỷ bỏ tất cả những gì có liên quan đến Nhãn hiệu như hoá đơn, bao bì sản phẩm, thông tin quảng cáo,… Việc giải quyết tranh chấp để đòi lại quyền là rất khó khăn và tốn kém,…
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính không bắt buộc, được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đăng ký nhãn hiệu chỉ bắt buộc khi bạn có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu.
Không đăng ký thì bạn sẽ không nhận được sự bảo hộ của nhà nước đối với nhãn hiệu của mình
Nội dung đang được cập nhật..............
Hiện nay nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, các thủ tục đã đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng việc đăng ký nhãn hiệu cơ bản là phức tạp và nhiều khi kết quả đăng ký không thành công nếu bạn không có hiểu biết về vấn đề này. Không thành công có nghĩa là nhãn hiệu của bạn không được cấp văn bằng bảo hộ.
Mọi cá nhân tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Để nhãn hiệu của bạn vừa đẹp vừa đảm bảo khả năng được pháp luật bảo hộ, bạn nên tham khảo những tiêu chí mà chúng tôi đưa ra như sau:
- Tuyệt đối không được có những dấu hiệu có thể ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội;
- Không đưa các dấu hiệu như Quốc kỳ, Quốc huy, biệu tượng của các tổ chức chính trị, xã hội, ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc của Việt Nam và thế giới vào trong nhãn hiệu;
- Đảm bảo không trùng hoặc tương tự với bên khác;
- Những yếu tố mô tả lại sản phẩm, dịch vụ mà bạn định đăng ký;
- Những yếu tố gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng công dụng cũng không nên cho vào nhãn hiệu;
- Những yếu tô mang tính phổ biến, rộng rãi cũng kh&oc
Khi bạn có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu bạn nên kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu đó, để đảm bảo việc đăng ký sẽ thành công. Để thực hiện tra cứu, bạn có thể liên hệ với các đại diện sở hữu công nghiệp để được sự tư vấn cụ thể.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 14 đến 16 tháng, trải qua các giai đoạn như sau
- Giai đoạn 1: thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Giai đoạn 2: công bố đơn trong thời gian 2 tháng;
- Giai đoạn 3: thẩm định nội dung đơn đăng ký từ 9 đến 10 tháng;
- Giai đoạn 4: cấp văn bằng từ 3 đến 4 tháng.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn đăng ký là Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung,quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn có thể nộp đơn tại hai văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, địa chỉ cụ thể như sau:
- Tại Đà Nẵng: 26 Nguyễn Chí Thanh - Tp. Đà Nẵng
- Tại Hồ Chí Minh: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau
- Tờ khai theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ
- Mẫu nhãn hiệu theo quy đinh;
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký.
- Tên và địa chỉ của Người nộp đơn.
- Hiệu lực theo thời gian: Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm, có thể gian hạn liên tục, mỗi lần 10 năm.
- Hiệu lực theo không gian: Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ đăng ký.
- Đăng ký trực tiếp tại quốc gia có nhu cầu cần bảo hộ;
- Đăng ký theo hệ thống điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu: Hệ thống Madrid.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy hiệu lực nếu chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu lực, mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu;
- Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình;
- Bán, chuyển nhượng hoặc Li-xăng cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký và nhận tiền;
- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các tổ chức, cá nhân xâm phạm Nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Không. Vì theo quy định pháp luật Việt Nam, chỉ bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được cấp Văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp. Như vậy, đối với nhãn hiệu đang trong thời gian thẩm định, không thể biết chắc chắn là nhãn hiệu đó có đủ yêu cầu theo luật định để được cấp Văn bằng không, nên các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có quyền sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn mà không có bất kỳ hình thức chế tài nào áp dụng với họ. Tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền để được hưởng tất cả những quyền lợi sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ.
Không. Ở Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Vì vậy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khó có khả năng ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn giống với nhãn hiệu đang được thẩm định.