Đăng ký mã số mã vạch tuy không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết để tạo lòng tin cho khách hàng mua hàng, khảng định uy tín của doanh nghiệp khi phân phối sản phẩm hàng hóa ra thị trường.
Thủ tục đăng ký mã số, mã vạch
Mã số, mã vạch giống như “chứng minh thư” của hàng hóa, giúp người tiêu dùng có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ cũng như các thông tin khác về sản phẩm. Mặc khác, cũng giúp các tổ chức, doanh nghiệp quản lý được hàng hóa thuận lợi hơn. Đăng ký mã số mã vạch tuy không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết để tạo lòng tin cho khách hàng mua hàng, khảng định uy tín của doanh nghiệp khi phân phối sản phẩm hàng hóa ra thị trường.
Làm thế nào để có Mã số mã vạch trên sản phẩm
Muốn có MSMV trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) tại các cơ quan nhận hồ sơ
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
a) Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
c) Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
d) Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) ;
Thời hạn thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCDLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.
Chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì Giấy chứng nhận mã số mã vạch hàng năm.
Liên hệ với Ipcells & Cộng sự để được tư vấn về đăng ký Mã số mã vạch và các vấn đề pháp lý khác
Hotline: 0333.667.678
Email: rubby@ipcells.com
Giám định về SHTT có vai trò hỗ trợ cho các lực lượng thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, kết luận về:
- Tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được bảo hộ;
- Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
- Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
- Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn th
Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
<Hiện nay chỉ mới có duy nhất Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là đơn vị sự nghiệp công lập duy nhất tại Việt Nam - có chức năng giám định về sở hữu công ngiệp.
Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung sau đây:
(i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp;
(ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không;
(iii) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
(iv) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (Điều 213 Luật SHTT).