Logo đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả

Ngày 14 Tháng 07, 2021

Đối với logo thì nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền? So sánh việc đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền

Đối với logo thì nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền? So sánh việc đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền

Một logo có thể bảo hộ là một nhãn hiệu hoặc quyền tác giả cho logo. Nhiều chủ thể kinh doanh không biết mình nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo hay nhãn hiệu, hoặc nhầm lẫn giữa 2 việc đăng ký này. Vậy lúc nào thì cần đăng ký bảo hộ bản quyền, khi nào đăng ký nhãn hiệu?

Việc đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả hay nhãn hiệu phụ thuộc vào mục đích sử dụng, mục đích đăng ký của chủ thế đăng ký. Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể vì thế nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp bảo vệ quyền của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh để tránh nhầm lẫn, còn đăng ký bản quyền tác giả (cho logo) sẽ bảo vệ các sáng tạo tinh thần.

Logo đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả

Logo đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu và bản quyền tác giả

Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có người khác sử dụng logo tương tự sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký. Nếu người khác sử dụng logo đó cho sản phẩm, dịch vụ khác sẽ không bị coi là vi phạm.

Đăng ký quyền tác giả sẽ được bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất sáng tạc của tác giả. Tuy nhiên mức độ bảo hộ cho bản quyền yếu hơn so với bảo hộ nhãn hiệu vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền.

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu và bản quyền

Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa là tác phẩm được tạo ra bằng hoạt động lao động trí tuệ, không phải sao chép từ tác phẩm của người khác

Trong khi đó, điều kiện để được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu không phải là tính sáng tạo mà là tính phân biệt, tức nhãn hiệu đó phải giúp cho người tiêu dùng phân biệt, nhận diện được hàng hoá,dịch vụ mà bạn cung cấp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại được cung cấp bởi một chủ thể khác. Điều này cũng có nghĩa, nhãn hiệu khi bảo hộ độc quyền buộc phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ nhất định còn quyền tác giả thì không.

Thời điểm phát sinh quyền của nhãn hiệu và bản quyền

Theo quy định quyền tác giả đương nhiên được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký. Mặc dù quyền tác giả đương nhiên được bảo hộ nhưng Nhà nước luôn khuyến khích các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm tiến hành đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả để có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp về sau nếu có.

Ngược lại, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc thuộc về người nộp đơn đầu tiên (trừ một số trường hợp đặc biệt như nhãn hiệu nổi tiểng…).

Cơ quan đăng ký nhãn hiệu và bản quyền

Đăng ký bản quyền logo tại Cục bản quyền tác giả (Lưu ý: Việc đăng ký bản quyền tác giả chỉ có giá trị mang tính chất chứng minh, không mang tính chất bảo hộ, việc phát sinh quyền tác giả đã được giải thích ở trên).

Thời gian đăng ký
Thời gian đăng ký bản quyền là 15 ngày làm việc
Thời gian đăng ký sở hữu trí tuệ là 12 tháng (thực tế là 2 – 3 năm)

Thời gian bảo hộ
Thời gian bảo hộ quyền tác giả là 50 năm đến vô hạn
Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm, được gia hạn nhiều lần nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Như vậy:
– Bảo hộ quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ tính sáng tạo của trí tuệ con người, nghiêng về các giá trị tinh thần.
– Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh nên nó cần có một sự ràng buộc, sự ghi nhận pháp lý nhất định.

Tùy từng hình thức của sản phẩm mà người chủ sở hữu của sản phẩm đó có thể đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau. Khách hàng lưu ý đặc biệt với trường hợp sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp do đăng ký mà có, do đó khi sáng tạo ra sản phẩm có thể được bảo hộ khách hàng nên tiến hành đăng ký ngay để tránh các tranh chấp không đáng có xảy ra.

IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744