Ngày 28 Tháng 06, 2021
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng khá phổ biến của quyền sở hữu công nghiệp hiện nay. Mặc dù nhãn hiệu không phải là hàng hóa nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh trong việc sử dụng nhãn hiệu.
Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Cạnh tranh không lành mạnh trong đăng ký nhãn hiệu
Những năm gần đây, hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều. Các nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái đa số là những nhãn hiệu nổi tiếng, đã tạo được thương hiệu mà nhiều người tiêu dùng biết đến. Điều này không những gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp chân chính mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng nếu đó là các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm mà không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chẳng hạn như các sản phẩm pin của hãng SONY bị nhái lại nhãn hiệu thành SQNY, thương hiệu giày NIKE bị nhái lại nhãn hiệu thành HIKE, nước uống AQUAFINA bị nhái lại nhãn hiệu thành AQUAMIA,… Đây có thể coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các nhãn hiệu nhái lại này sẽ không được cấp Văn bằng bảo hộ vì có dấu hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiểng.
Bên cạnh đó, việc cạnh tranh không lành mạnh trong đăng ký nhãn hiệu còn được thể hiện qua việc doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu lừa dối. Dấu hiệu lừa dối ở đây là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Khi các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu trong thương mại gắn với hàng hóa và dịch vụ liên quan mang đến thông tin không đúng sự thật về hàng hóa và dịch vụ đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp khác và ảnh hưởng đến nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng. Chẳng hạn như không có mối liên hệ nào giữa Nước giải khát có ga Cocacola và Nước mắm Cocacola.
Ngoài ra, theo điểm c khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019 thì hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ.
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744