Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu khi vươn ra thị trường quốc tế?

Ngày 21 Tháng 06, 2021

Hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa và sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa và sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy không ít các nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đã được đăng ký tại Việt Nam, được sử dụng và biết đến rộng rãi, có uy tín ở Việt Nam nhưng lại không thể đăng ký tại nước ngoài vì nhiều lý do trong đó có thể kể đến một lý do cơ bản là doanh nghiệp Việt Nam chậm trễ, chủ quan trong việc hoạch định kế hoạch đăng ký nhãn hiệu cũng như không lường trước được rủi ro về việc nhãn hiệu của mình sẽ bị “lấy mất” tại thị trường nước ngoài. 

Với quá nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam do đang bị “lấy mất” tại các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, làm thế nào để việc đăng ký nhãn hiệu mang lại hiệu quả cao nhất cho việc kinh doanh mà tiết kiệm chi phí nhất là một bài toán mà không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được lời giải phù hợp đối với doanh nghiệp của mình. 

Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu khi vươn ra thị trường quốc tế?

Bảo hộ nhãn hiệu

Vậy, khi nghĩ đến việc cần phải đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, doanh nghiệp cần phải làm gì và tiến hành những bước thực hiện như thế nào?

Trước tiên, doanh nghiệp cần phải xác định cụ thể danh sách các quốc gia dự định sử dụng nhãn hiệu mang các sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp trong tương lai gần và tương lai xa để lên kế hoạch tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó theo thứ tự ưu tiên. 

Sau khi xác định được các quốc gia sẽ đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ tính đến việc làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia này

Trên thực tế, để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét việc chọn các phương án sau: 

  • Đăng ký trực tiếp nhãn hiệu của mình với Cơ quan Sở hữu trí tuệ của từng quốc gia; hoặc
  • Dựa vào đơn gốc/văn bằng gốc đã nộp/đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, qua Cục SHTT, chỉ định cùng một lúc nhiều quốc gia là thành viên của Nghị định thư Madrid và thỏa ước Madrid (sau đây gọi chung là hệ thống Madrid) (tính đến thời điểm hiện tại có 97 quốc gia là thành viên của Nghị định thư Madrid và 55 quốc gia là thành viên của thỏa ước Madrid).

Mỗi phương án có ưu và nhược điểm riêng, do đó, việc cân nhắc kĩ càng về ưu, nhược điểm của từng phương án để chọn phương án tối ưu và phù hợp với mục đích đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình tại nước ngoài thật sự rất quan trọng với các doanh nghiệp. 

Ngoài việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia này, doanh nghiệp cần phải lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Không phải quốc gia nào cũng áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên giống như Việt Nam (hay còn gọi là “first-to-file” - cá nhân/pháp nhân nào nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì có quyền ưu tiên trước). Hay nói cách khác, có một số quốc gia áp dụng nguyên tắc sử dụng đầu tiên (“first-to-use” - cá nhân/pháp nhân nào sử dụng nhãn hiệu trước thì có quyền ưu tiên trước) nên doanh nghiệp cần phải lưu trữ tất cả các bằng chứng sử dụng nhãn hiệu của mình tại nước ngoài một cách cụ thể từ ngày/tháng/năm và chứng cứ sử dụng (như mẫu bao bì có ngày tháng năm, kết quả doanh thu/doanh số, invoices có ngày tháng năm, hóa đơn có ngày tháng năm, chứng từ, mẫu quảng cáo có ngày tháng năm, thư từ liên hệ với khách hàng…) để có thể dùng làm bằng chứng sử dụng nhãn hiệu trong thương mại bất kể khi nào cần đến, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện;
  • Tìm hiểu thị trường nước ngoài thường xuyên hoặc qua luật sư Sở hữu trí tuệ để kiểm tra về việc nhãn hiệu của mình có bị bên khác đăng ký hoặc xâm chiếm tại các quốc gia khác hay không để có biện pháp xử lý kịp thời;
  • Khi nhãn hiệu của mình đã được đăng ký tại nước ngoài, theo quy định của một số quốc gia, chủ sở hữu cần phải nộp Tuyên bố về việc sử dụng nhãn hiệu của mình sau một số năm kể từ khi đăng ký, ví dụ như ở Mỹ thì chủ sở hữu cần phải nộp Tuyên bố sử dụng nhãn hiệu hai lần kể từ ngày đăng ký, lần thứ nhất là trong năm thứ 5 đến năm thứ 6 và lần thứ hai là trong năm thứ 9 đến năm thứ 10 cùng với yêu cầu gia hạn nhãn hiệu. Tại Mỹ, nếu chủ sở hữu không nộp Tuyên bố sử dụng đúng thời hạn thì đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bởi Cơ quan có thẩm quyền. Do đó, chủ sở hữu rất cần phải lưu ý vấn đề này để bảo vệ quyền lợi của mình;
  • Trong các hợp đồng thương mại, các doanh nghiệp cần phải đưa các điều khoản liên quan đến nhãn hiệu/thương hiệu vào trong các điều khoản để tránh việc các công ty liên kết, đối tác kinh doanh, đại lý… lạm dụng đăng ký dẫn đến việc “mất” thương hiệu của mình tại nước ngoài. Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã “mất” nhãn hiệu/thương hiệu của mình theo cách này đã xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới;
  • Cần phải có những quy định rõ ràng về quyền sở hữu nhãn hiệu, quyền đăng ký/sử dụng nhãn hiệu trong mối quan hệ giữa các công ty mẹ, công ty con hoặc giữa các công ty trong cùng một tập đoàn…
  • Nói tóm lại, trong mọi trường hợp, việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, nơi nhãn hiệu của doanh nghiệp có/dự định sử dụng là một việc rất quan trọng, và là bước cần tiến hành đầu tiên khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài. Chỉ một bước đi và tính toán không chính xác có thể dẫn đến thiệt hại về kinh tế hoặc gây bất lợi cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại nước ngoài. 

IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744