Xử lý xâm phạm quyền Sở hữu Trí tuệ

Xử lý xâm phạm Quyền Sở hữu Trí tuệ là việc xử lý các hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền Sở hữu Trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân

Xử lý xâm phạm quyền  Sở hữu Trí tuệ

Xử lý xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và các đối tượng khác.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là quá trình nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu đối với các đối tượng này. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Thông tin và tài liệu cần cung cấp

Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền cần cung cấp các tài liệu sau:

· Tên và địa chỉ đầy đủ của chủ thể quyền;

· Bản sao có chứng thực Văn bằng bảo hộ/Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ;

· Tên và địa chỉ của Bên vi phạm;

· Tài liệu/thông tin chỉ rõ hành vi vi phạm của bên vi phạm;

· Giấy ủy quyền.

Quy trình và thủ tục xử lý vi phạm

Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phát hiện thấy quyền trí tuệ của mình bị vi phạm thì có thể tiến hành theo quy trình như sau:

- Giám định sở hữu trí tuệ: đây là bước không bắt buộc nhưng kết luận giám định sở hữu trí tuệ là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được xem là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Do vậy, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

- Viết thư yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm: đây là bước viết thư yêu cầu/cảnh báo đến Bên vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có cam kết không tái phạm các hành vi vi phạm trong tương lại và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Bước này không phải là bước bắt buộc nhưng phần lớn mọi tranh chấp/vi phạm đều được giải quyết ở bước này. Do vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí của chủ sở hữu quyền.

- Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm của bên vi phạm: Chủ thể quyền có thể yêu cầu một trong các Cơ quan chức năng bao gồm Cơ quan Công an, Thanh tra Thị trường và Thanh tra Bộ khoa học Công nghệ để xử lý hành vi vi phạm của Bên vi phạm.

Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, Cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý. Nếu đơn yêu cầu không hợp lệ, Cơ quan Chức năng yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung tài liệu. Nếu đơn yêu cầu hợp lệ, trong vòng 30 ngày, cơ quan có chức năng ra thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Liên hệ với IPCELLS & CỘNG SỰ để được tư vấn và hỗ trợ về đăng ký xử lý xâm phạm Sở hữu trí tuệ và các dịch vụ Sở hữu Trí tuệ khác tại Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 4, số 229 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0912087444
Email: rubby@ipcells.com

 

 

 

TIN LIÊN QUAN
NHẬN BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Giám định về SHTT có vai trò hỗ trợ cho các lực lượng thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, kết luận về:
- Tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được bảo hộ;
- Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
- Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm; 
- Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn th

Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

<

Hiện nay chỉ mới có duy nhất Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là đơn vị sự nghiệp công lập duy nhất tại Việt Nam - có chức năng giám định về sở hữu công ngiệp.

Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung sau đây:
(i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp;
(ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không;
(iii) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
(iv) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.

Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (Điều 213 Luật SHTT).

GIẢI THƯỞNG ĐẠT ĐƯỢC

Giải thưởng 1
Giải thưởng 2
Giải thưởng 3
Giải thưởng 4
Giải thưởng 5
Giải thưởng 6
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744