TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LÀM NHÃN HIỆU

Ngày 10 Tháng 12, 2019

Khi quyết định chọn lựa nhãn hiệu riêng biết cho công ty thì bạn phải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến việc dấu hiệu không được chấp nhận đăng ký làm nhãn hiệu. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các trường hợp không được bảo hộ làm nhãn hiệu để bạn biết thêm thông tin.

Khi quyết định chọn lựa nhãn hiệu riêng biết cho công ty thì bạn phải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến việc dấu hiệu không được chấp nhận đăng ký làm nhãn hiệu. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các trường hợp không được bảo hộ làm nhãn hiệu để bạn biết thêm thông tin.

Tên gọi chung

Tên gọi chung của sản phẩm là trường hợp không được bảo hộ làm nhãn hiệu, ví dụ như nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu “Table” (có nghĩa là bàn) để bán các sản phẩm về bàn thì nhãn hiệu này sẽ bị từ chối được bảo hộ vì “table” là tên gọi chung của sản phẩm.

Từ ngữ có tính mô tả

Từ ngữ có tính mô tả được hiểu là những từ ngữ được dùng trong thương mại để mô tả sản phẩm nào đó. Ví dụ như “Tasty”( nghĩa là ngon) sẽ bị từ chối đăng ký làm nhãn hiệu cho socola vì tính từ này đang mô tả cho sản phẩm. Tương tự, các thuật ngữ chỉ chất lượng hay tán dương sản phẩm cũng sẽ bị từ chối đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu.

TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LÀM NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu có tính mô tả

Nhãn hiệu có tính mô tả là những nhãn hiệu có khả năng đánh lừa hoặc lừa dối người tiêu dùng về bản chất, chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ như bạn đang tiếp thị bơ thực vật nhưng lại chọn nhãn hiệu mô tả về con bò sữa. Điều này chính là lừa dối người tiêu dùng và nhãn hiệu kiểu này cũng được liệt vào danh sách các trường hợp không được bảo hộ làm nhãn hiệu.

Nhãn hiệu bị coi là trái luật pháp, trật tự công cộng và trái với đạo đức

Những nhãn hiệu có chứa các từ ngữ hay hình ảnh mang tính chất vi phạm các chuẩn mực đạo đức, trái luật pháp, tôn giáo thì sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu.

Quốc kỳ, huy hiệu, biểu tượng của quốc gia, dấu xác nhận chính thức, các tổ chức quốc tế

Những dấu hiệu này đã được thông báo cho văn phòng quốc tế WIPO bị loại khỏi danh sách được đăng ký.

Ngoài ra đơn đăng ký còn bị từ chối nếu như có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Vì vậy việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp.

IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0333.667.678

 

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744