THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM GỒM NHỮNG GÌ?

Ngày 24 Tháng 10, 2019

IPCELLS & CỘNG SỰ tư vấn thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu đăng ký bảo hộ. Với đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệp sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích.

 IPCELLS & CỘNG SỰ tư vấn thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu đăng ký bảo hộ. Với đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệp sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích.

Đăng ký thương hiệu sản phẩm gồm các nội dung chính sau:

– Tại sao nên đăng ký thương hiệu sản phẩm?

– Các bước cần thiết để đăng ký thương hiệu sản phẩm?

– Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm gồm những gì?

– Những lưu ý giúp việc đăng ký thương hiệu đạt kết quả cao

– Đăng ký thương hiệu sản phẩm ở đâu đúng quy định?

– Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩm của  IPCELLS & CỘNG SỰ?

–  IPCELLS & CỘNG SỰ sẽ thực hiện các công việc đăng ký thương hiệu sản phẩm

Bạn muốn đăng ký thương hiệu sản phẩm nhưng sợ bị từ chối, hoặc thời gian đăng ký lâu khiến bạn chán nản, vậy thì hãy lưu ý những mẹo nhỏ sau để có thể thêm kinh nghiệm hoàn thành quy trình này trong thời gian ngắn nhất. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với  IPCELLS & CỘNG SỰ để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục pháp lý cần thiết đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm.

Tại sao nên đăng ký thương hiệu sản phẩm?

Với mỗi sản phẩm được đưa ra ngoài thị trường đều có tên gọi riêng cho từng sản phẩm mà chúng ta thường hay gọi là “thương hiệu” hoặc “tên thương hiệu”. Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của Công ty A hoặc đâu là sản phẩm của Công ty B.

Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm.

Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.

Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng. Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Những lưu ý giúp việc đăng ký thương hiệu đạt kết quả cao

Thứ nhất, nắm vững danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu (thương hiệu) để thiết kế và lựa chọn thương hiệu bảo hộ cho phù hợp. Nếu như chẳng may thương hiệu của quý khách hàng sử dụng hình quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam hay của quốc gia khác thì chắc chắn thương hiệu đó sẽ không được bảo hộ. Nếu không biết điều này, quý khách hàng vẫn chuẩn bị và nộp hồ sơ sẽ mất thời gian, tốn kém tiền bạc và công sức.

Thứ hai, phải thiết kế thương hiệu sao cho có khả năng phân biệt: dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ, cách khai hồ sơ, các yêu cầu riêng về giấy tờ, tài liệu trong đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm để hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên nộp.

Thứ tư, cần tìm hiểu kỹ thời gian, thời hạn Cục sở hữu trí tuệ xử lý từng bước đơn đăng ký thương hiệu để kịp thời đưa ra những phúc đáp khi cơ quan Nhà nước có yêu cầu. Khi trả lời, cần có lý lẽ, dẫn chứng, đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính thuyết phục cao.

Trên đây là các mẹo để quý khách hàng tìm ra cách đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian.

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744