Sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể, việc muốn đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký nhãn hiệu của các tổ chức cá nhân rất phổ biến. Vậy chúng ta nên tìm hiểu gì để có thể tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu đúng quy định của pháp luật?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau, mỗi hàng hóa, dịch vụ đều phải đăng ký nhãn hiệu, chúng có thể là từ ngữ, hình ảnh hay cả hai kết hợp với màu sắc để trở thành nhãn hiệu độc quyền.
Nhãn hiệu khác với thương hiệu: đây là thuật ngữ để chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, chúng có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Những ai được đăng ký nhãn hiệu
Tại điều 789 luật dân sự được cụ thể như sau:
- Cá nhân, pháp nhân những chủ thể khác tiền hành hoạt động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản phẩm, dịch vụ do chính họ sản xuất hoặc sẽ sản xuất.
- Cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm tương ứng và không phải đổi việc nộp đơn nói trên.
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho cá nhân, pháp nhân.
- Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao như đối với sáng chế giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: 1 bản có sao y công chứng.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (theo mẫu).
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 11 mẫu có kích thước không được nhỏ hơn 70x70mm.
- Những giấy tờ xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác.
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Quy trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục SHTT Việt Nam.
- Theo dõi tiến trình khi có quyết định thông báo xét nghiệm hình thức, nội dung, tranh cấp, thông báo cấp văn bằng.
Thời gian xem xét đơn:
- Thẩm định hình thức: Đánh giá tính chất hợp lệ của đơn theo yêu cầu về hình thức đối tượng loại trừ, quyền nộp đơn để đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không, sẽ mất thời gian 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Công bố đơn hợp lệ: Khi đơn được chấp nhận tức là đã hợp lệ được công bố trên thông báo SHCN trong thời gian 2 tháng kể từ ngày chấp nhận, nội dụng công bố liên quan tới mẫu nhãn hiệu, danh ục hàng hóa và dịch vụ kèm theo.
- Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công bố là hợp lệ thì sẽ phải thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, thời hạn thẩm định nội dung đơn sẽ không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Trên đây là tất cả những hồ sơ, thủ tục, quy trình liên quan tới việc đăng ký thủ tục bảo hộ nhãn hiệu, sẽ mất thời gian khá dài thể thực hiện. Để nộp đơn bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện có ở hai thành phố lớn là Đà Nẵng và TPHCM.
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744