Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Ngày 11 Tháng 09, 2020

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế quyền tác giả được Nhà nước bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế quyền tác giả được Nhà nước bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn tại Điều 26 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP. Theo quy định tại các điều luật trên, có thể xác định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

a. Bảo hộ vô thời hạn 

Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân | thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền

đặt tên cho tác phẩm, quyển đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

b. Bảo hộ có thời hạn 

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ có hai cách tính thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

– Đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: là những tác phẩm có thời hạn bảo hộ không tính theo nguyên tắc đời người. Thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm này có một số sửa đổi so với quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như tham gia kí kết một số điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến quyền tác giả.

Vì vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này phải phù hợp và tương thích với các cam kết quốc tế, bao gồm: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Công ước Berne) và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì (BTA). Quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về thời hạn bảo hộ quyền tác giả chưa phù hợp với nội dung của một số điều ước quốc tế kể trên.

Ví dụ: Theo cam kết tại Điều 4 Chương II của Hiệp định BTA trong trường hợp thời hạbảo hộ một tác phẩm không tíncăcứ theđời người thì thời hạn đó không được ít hơn 75 năkể từ khi kết thúc nălịch mà tác phđược công bố hợp phálần đầu tiên hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 kể từ khi tác phđược tạo ra thì thời hđó không íhơn 100 năm kể từ khi kết thúnăm lịch mà tác phẩm đưtạo ra.

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định trường hợp này thời hạn bảo hộ chỉ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc được định hình. Đối chiếu với quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong Hiệp định BTA, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm không tính theo nguyên tắc đời người trong Hiệp định dài hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác phẩm đó. Việt Nam đã kí kết Hiệp ước BTA nên theo nguyên tắc đối xử quốc gia, các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền như đối với công dân nước mình.

Mặt khác, hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia có xu thế nâng cao thời hạn bảo hộ đối với loại hình tác phẩm không tính theo nguyên tắc đời người để tạo ra sự cân bằng với loại hình tác phẩm tính theo nguyên tắc đời người do tuổi thọ trung bình ngày

một nâng lên. Vì vậy, để bảo đảm lợi ích quốc gia cũng như bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 đã sửa đổi điểm a khoản 2 | Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

– Đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên.

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Việc xác định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng trong trường hợp này được hiểu là nếu tác phẩm đó đã được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình trên một hình thái vật chất thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm; nếu càng công bố muộn thì thời hạn bảo hộ sẽ ít đi.

Ví dụTác phẩm đã được định hình nhưng đến năm thứ 40 tác giả mới công bố thì thời hạn bảo hộ chỉ còn sáu mươi năm kể từ khi công bố.

Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn bảo hộ được tính từ khi tác phẩm đó được định hình.

Việc xác định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu trong trường hợp này được hiểu là nếu tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu đã được định hình theo hình thái vật chất nhất định nhưng chưa được công bố thì thời điểm bắt đầu để xác định thời hạn bảo hộ (năm mươi năm) là thời điểm tác phẩm đó được định hình. Nếu hết năm mươi năm đó tác phẩm mới được công bố thì sẽ không được bảo hộ nữa.

Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm mà tác giả không đứng tên trên tác phẩm đó hoặc hoặc chỉ để kí hiệu trên tác phẩm nhưng kí hiệu đó không đủ cơ sở để xác định chính xác về tác giả của tác phẩm. Trong thời hạn trên, người được hưởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước, trong trường hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lí thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền đối với tác phẩm.

Khi các thông tin về tác giả xuất hiện trong thời hạn năm mươi năm kể từ khi tác phẩm khuyết danh được công bố lần đầu tiên đủ để xác định danh tính của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh thì các quyền đối với tác phẩm đó thuộc về họ và sẽ được bảo hộ kể từ ngày danh tính của họ được xác định cho đến năm mươi năm sau khi họ chết (nếu tác phẩm khuyết danh đó không thuộc tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng).

– Đối với tác phẩm di cảo thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. Theo Từ điển tiếng Việt thì “di cảo” được hiểu là bản thảo tác phẩm của người chết để lại. Theo đó, có thể hiểu tác phẩm di cảo là tác phẩm chỉ được phát hiện sau khi tác giả của tác phẩm đã chết. Vì vậy, khi tác giả còn sống, dù tác phẩm đã được định hình theo hình thái vật chất nhất định nhưng chưa ai biết về tác phẩm đó nên thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm này không được xác định theo thời điểm tác phẩm được định hình.

– Đối với tác phẩm thuộc các loại hình khác thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong đó, đối với tác phẩm do một tác giả sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả đó chết hoặc được coi là đã chết. Đối với tác phẩm do các đồng tác giả cùng sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết.

Việc pháp luật quy định về bảo hộ quyền tác giả năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế của tác giả đối với tác phẩm cho những người thừa kế của họ. Vì vậy, khi tác giả chết quyền tác giả cũng là loại di sản thừa kế và được chuyển dịch theo quy định của pháp luật thừa kế.

 

IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744