Ngày 08 Tháng 05, 2020
Hiện nay Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó các vấn đề về độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng… và các vấn đề về quyền tác giả, quyền và quyền liên quan không còn xa lạ tại Việt Nam. Nhưng không phải chủ doanh nghiệp nào cũng ý thức được sự quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình.
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, được nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, nhãn hiệu được coi là một thứ tài sản (tài sản trí tuệ) của doanh nghiệp.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, tạo ra sự độc quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân, nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ. Chủ sở hữu có quyền sử dụng và chuyển nhượng nhãn hiệu, đồng thời sử dụng hình ảnh được bảo hộ trong các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, giúp người dùng nhận biết được sản phẩm, dịch vụ với đơn vị khác từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ thành công, doanh nghiệp có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa mình đã đăng ký bảo hộ. Khi bị xâm phạm, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc bên vi phạm chấm dứt các hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại cho bên sở hữu nhãn hiệu. Từ đó, doanh nghiệp cũng tránh được tình huống tranh chấp, lấy cắp nhãn hiệu, thương hiệu mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng.
Cụ thể hơn cho câu trả lời của câu: “Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu?". Lợi ích khi nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau:
⇒ Được độc quyền sở hữu, sử dụng, khai thác thương mại logo, nhãn hiệu, thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
⇒ Được độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp với mỗi lần thêm 10 năm.
⇒ Được quyền thông báo và đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền như cơ quan Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Sở/Bộ Khoa học và công nghệ xử lý các tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, bị buộc phải bồi thường thiệt hại và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm theo quy định của pháp luật.
⇒ Được yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ không cấp văn bằng độc quyền đối với các đơn đăng ký nhãn hiệu đang nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ mà có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình.
⇒ Được quyền ưu tiên nộp đơn đăng ký độc quyền ra nước ngoài theo các hệ thống nhiều ưu đãi như Nghị định thư Madrit và Thỏa ước Madrit và dễ dàng chỉ định các nước mà chủ sở hữu nhãn hiệu muốn độc quyền nhãn hiệu tại các nước đó.
⇒ Trên cơ sở các quyền lợi rất rõ ràng mà việc đăng ký nhãn hiệu mang lại, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yên tâm hoạt động lâu dài và ổn định và được quyền yêu cầu xử lý các đơn vị có hành vi sao chép, làm nhái nhãn hiệu trên sản phẩm/dịch vụ gây ảnh hưởng tới uy tín của mình.
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744