Ngày 28 Tháng 10, 2019
1/- Chuẩn bị dữ liệu và thông tin:
Hình ảnh logo, nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu muốn đăng ký bảo hộ
Lãnh vực sản phẩm mà thương hiệu muốn đăng ký bảo hộ
Thông tin chủ sở hữu: tên công ty ( hoặc cá nhân) / người đại diện pháp luật/số điện thoại đăng ký liên lạc.
2/- Chi phí dịch vụ và thanh toán:
Phí làm thủ tục đăng ký bảo hộ 1 nhãn hiệu cho một lãnh vực ngành nghề của sản phẩm (hoặc chi tiết 06 sản phẩm hoặc dịch vụ trong một nhóm) là: 2.000.000vnd. Mỗi nhóm phát sinh sau sẽ thêm lệ phí nộp là 1.000.000 vnd
Chi phí đã bao gồm lệ phí nhà nước và các chi phí khác có liên quan phải nộp trong quá trình đăng ký và tra cứu, xử lý hồ sơ. (Chưa bao gồm lệ phí cấp bằng)
Khi ký hợp đồng tạm ứng 70%. Phần còn lại thanh toán sau khi có phản hồi lần một quyết định chấp nhận đơn của Cục SHTT gửi về công ty, hoặc được cục SHTT chấp nhận đăng công báo công khai. (thời gian từ 2-3 tháng sau khi đã hoàn tất thủ tục nộp đơn).
Cam kết làm đúng quy trình thủ tục, theo dõi đảm bảo đầy đủ các bước đăng ký theo quy định của nhà nước. Công ty không can thiệp vào việc thiết kế thương hiệu, việc tranh chấp và việc liên quan đến sở hữu của bên thứ 3, chỉ tư vấn định hướng nhằm tăng khả năng điều kiện bảo hộ. Việc thẩm định thương hiệu để cấp bằng thuộc về cơ quan nhà nước.
3/- Thời gian và quy trình làm:
Thủ tục đăng ký hoàn tất trong vòng 5 ngày làm việc
Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra và xem xét bảo hộ và có quyết định lần thứ nhất – trong vòng 2-3 tháng.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công khai trên công báo của Cục SHTT 10-12 tháng để tránh trường hợp sao chép và tranh chấp của một bên thứ 3.
Nhãn hiệu sẽ được ưu tiên theo nguyên tắc nộp trước ưu tiên trước.
Nếu không có tranh chấp và sao chép của bên thứ 3, Cục SHTT sẽ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Thời gian bảo hộ là 10 năm, sau đó có thể gia hạn thêm.
Thông thường với tầm nhìn và sự chuyên nghiệp, các chủ doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu của họ làm ra để tránh bị bên khác sao chép và sử dụng trái pháp luật nhằm trục lợi. Khi được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu có quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng đến các bên sử dụng khi không có sự đồng ý của mình, thủ tục này có thể tiến hành bằng cách thoả thuận dân sự hoặc các bước tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.
2. Thời gian bảo hộ là bao lâu?
Khi đăng ký bảo hộ, thương hiệu được bảo hộ 10 năm, sau đó có thể đăng ký gia hạn thêm khi hết hạn.
3. Trong trường hợp có tranh chấp khi đăng ký, thì cách giải quyết của các bên có liên quan đến thương hiệu thế nào?
Trong trường hợp có tranh chấp về thương hiệu, một số vấn đề cần lưu ý:
Nếu trong gia đoạn đăng ký thủ tục bảo hộ, các bên có thể yêu cầu kiến nghị đến Cục sở hữu trí tuệ để giải quyết, hoặc có bên có thể liên hệ với nhau để thoả thuận hoặc yêu cầu giải quyết.
Giai đoạn đã được cấp văn bằng bảo hộ: nếu có tranh chấp hoặc các bên cho rằng, thương hiệu đã gây nhầm lẫn và làm tổn hại đến thương hiệu của mình. Chủ sở hữu có thể yêu cầu cục sở hữu trí tuệ giải quyết theo yêu cầu, hoặc yêu cầu toà án nhân dân thụ lý giải quyết.
4. Tôi muốn đăng ký độc quyền nhãn hiệu mà chưa đăng ký thành lập công ty có được không?
– Trả lời: Quý khách có thể đăng ký độc quyền logo, nhãn hiệu mà chưa đăng ký thành lập công ty. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có thể là cá nhân khi đứng tên đăng ký độc quyền nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký.
5. Tôi phải chuẩn bị những gì khi dự định đăng ký độc quyền để có được khả năng bảo hộ cao.
– Trả lời: Thông thường để đạt được khả năng bảo hộ cao khi đăng ký độc quyền, chủ ở hữu nhãn hiệu cần phải chắc chắn rằng, nhãn hiệu mình dự định đăng ký phải do mình tạo nên không sao chép hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu cùng lĩnh vực hoạt động. Để tìm ra sự khác biệt, quý khách cần làm việc với bên thiết kế và chắc chắn ằng nó được phát triển từ ý tưởng của bạn hặc của nhà tư vấn thiết kế, vì rất có thể khi thiết kế, người thiết kế có thể tham khảo ở đâu đó các nhãn hiệu đã được đăng ký mà không nhận thức được việc này. Vì vậy cần cẩn trọng ngay từ khâu hình thành ý tưởng và thiết kế đế tránh trường hợp trùng lắp, ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ khi tiến hành đăng ký độc quyền.
6. Một số trường hợp không chấp nhận bảo hộ thường là như thế nào?
-Theo quy định và thực tiễn hoạt động có thể nhận thấy rằng, việc đăng ký độc quyền bị từ chối bảo hộ khi rơi vào các trường hợp:
– Dùng tên hành chính của một quốc gia để đăng ký cho ản phẩm dịch vụ của mình.
-Dùng các tên riêng của danh nhân văn hoá, người nổi tiếng để làm nhãn hiệu của mình.
-Dùng tên các chỉ dẫn địa lý để đặt làm thương hiệu của mình mà chưa có ự đồng ý hoặc không có bất kỳ sự liên quan nào.
-Một số mẫu nhãn hiệu gây nhầm lẫn về hình ảnh, âm tiết và cấu trúc từ ngữ của nhãn hiệu muốn đăng ký với các mẫu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Nếu chưa rõ, quý khách có thể liên hệ IPCELLS & CỘNG SỰ