Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

Ngày 20 Tháng 02, 2020


Đăng ký nhãn hiệu để sở hữu quyền đối với nhãn hiệu không còn là điều quá xa lạ đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra những sự tranh chấp về nhãn hiệu gây ra nhiều vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bên trong tranh chấp. Sau đây Ipcells & Cộng sự sẽ tư vấn về các thông tin giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay. Mong mọi người có thể nắm rõ và hiểu hơn về vấn đề này.

Thế nào tranh chấp nhãn hiệu hiện nay?

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

– Tranh chấp về nhãn hiệu chính là một vấn đề khá phức tạp và có thể xảy ra trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây là những mâu thuẫn, những bất hòa hoặc là xảy ra sự xung đột xung quanh các quyền và lợi ích giữa hai hay là nhiều bên có sự liên quan đến nhãn hiệu đã được thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

– Các bên trong mỗi quan hệ tranh chấp về nhãn hiệu này cho rằng nhãn hiệu đã được thực hiện đăng ký bảo hộ ấy là thuộc về sự sở hữu của mình. Và họ cũng cho rằng việc mà một bên hay các bên khác tiến hành sử dụng nhãn hiệu ấy đã ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu hiện nay

Khi nhận thấy có sự xâm phạm về quyền và những lợi ích hợp pháp của cá nhân về nhãn hiệu đã được thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với tên của mình thì có thể thương lượng hoặc hòa giả, hoặc có quyền yêu cầu bên thực hiện xâm phạm đến các quyền và lợi ích của mình về nhãn hiệu ấy thực hiện sự chấm dứt sự xâm phạm ấy bằng các phương pháp khác nhau.

Hiện nay, cá nhân bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến nhãn hiệu có thể yêu cầu thực hiện sự chấm dứt của bên vi phạm bằng cách thực hiện các biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và cả biện pháp hình sự.

Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự:

– Chủ thể bị ảnh hưởng bởi sự xâm phạm yêu cầu khởi kiện ra tòa dân sự theo các quy định của Luật Tố tụng Dân sự.

– Cần chuẩn bị các tài liệu để sẵn sàng khởi kiện bên xâm phạm đến quyền và lợi ích về nhãn hiệu đã đăng ký như sau:

+ Bản gốc của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ trước đó hoặc là có bản sao công chứng, chứng thực hoặc là xác nhận của cơ quan Sở hữu trí tuệ đã xác nhận rằng đã cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.

+ Có các chứng cứ chứng minh được đã có hành vi vi phạm về quyền và lợi ích của chủ thể (nguyên đơn) về nhãn hiệu đã được đăng ký.

+ Có bản sao của Thông báo của bên đã bị xâm phạm đến cho bên đã thực hiện hành vi xâm phạm. Trong thông báo này thể hiện được thời hạn để yêu cầu bên thực hiện hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi ấy, và chứng cứ để chứng minh được rằng bên thực hiện xâm phạm đã không thực hiện chấm dứt hành vi xâm phạm của mình.

+ Có các chứng cứ để chứng minh được sự cần thiết rằng phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, bảo đảm xử phạt trong trường hợp mà bên thực hiện xâm phạm cũng đồng thời yêu cầu sử dụng biện pháp khởi kiện ra tòa dân sự.

– Ngoài ra thì chủ thể bị xâm phạm cũng có quyền thực hiện biện pháp hành chính như là thông qua các cơ quan Thanh tra, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường hay là Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

– Và nếu như cần thiết, có các chứng cứ chứng minh được hành vi xâm phạm nhãn hiệu ấy có thể khởi kiện tại Tòa án hình sự theo quy định của pháp luật.

– Ngoài ra thì chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ nếu nhận thấy sự xâm phạm là phức tạp, hoặc cơ quan Nhà nước cũng có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi đang thụ lý và giải quyết vụ việc này.

Trên đây là các quy định của pháp luật về tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp. Nếu như bạn đọc có thắc mắc về vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý khác, có thể liên hệ với Ipcells & Cộng sự để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác.

IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
0912087744