Ngày 27 Tháng 11, 2020
Quyền sở hữu trí tuệ không còn là loại quyền quá xa lạ với cuộc sống hiện tại. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm rộng rãi và đúng mực hơn. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ cũng tăng ngày một cao song song với những vụ việc tranh chấp ngày một nhiều. Vậy quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho những đối tượng như thế nào và làm sao để được pháp luật bảo hộ?
Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ chung cho các đối tượng: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Chi tiết hơn, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được nêu rõ tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
Mỗi loại quyền mang những đặc điểm, đối tượng bảo hộ, phạm vi, cách thức bảo hộ khác nhau. Tuy nhiên, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời quy định những chế tài xử lý phù hợp đối với các hành vi xâm phạm trái phép này.
Pháp luật dựa trên căn cứ xác định quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho các đối tượng phù hợp. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ phát sinh quyền được hướng dẫn như sau:
“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.”
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744