Ngày 16 Tháng 05, 2019
“Thương hiệu” về cơ bản được hiệu là tập hợp của một hoặc một số dấu hiệu giúp chúng ta phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp/cá nhân/tổ chức này với bên khác. Đối với Doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong đó, giá trị vô hình của thương hiệu chiếm một phần quan trọng trong tổng thể giá trị của doanh nghiệp.
“Thương hiệu sản phẩm” là dấu hiệu được gắn lên sản phẩm với mục đích phân biệt sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp/cá nhân này với sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp/cá nhân khác cho cùng sản phẩm.
Hiện nay, tại Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng chú trọng đến việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp để khẳng định được vị thế của Doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh và là cách tiếp cận khách hàng, thị trường kinh doanh an toàn và hiệu quả nhất.
Trong bài viết này, IPCELLS & CỘNG SỰ chúng tôi sẽ tư vấn và phân tích quy trình đăng ký, mục đích đăng ký và tại sao lại đăng ký thương hiệu dịch vụ, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm?
Để được độc quyền sử dụng, khách hàng sẽ bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi thường nhận thấy phần lớn khách hàng chỉ hiểu nôm na là tôi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho công ty và không gắn thương hiệu vào 1 sản phẩm/hay dịch vụ nào. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền và chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào danh mục sản phẩm/dịch vụ (sẽ được phân theo nhóm) sẽ được thương hiệu gắn lên. Có nghĩa, bạn đăng ký cho sản phẩm gì, dịch vụ gì bạn sẽ chỉ được độc quyền cho lĩnh vực ấy và bắt buộc phải đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm/dịch vụ và không được đăng ký chung chung cho công ty….vv.
Trong khi mua hàng, chúng ta dễ dàng nhận thấy mỗi sản phẩm trên thị trường đều có thông tin như tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, phân phối hoặc nhập khẩu. Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA được gắn lên xe ô tô hoặc Thương hiệu MAY 10 sẽ được gắn lên sản phầm quần áo…vv. Như vậy, đây chính là việc chúng ta tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu để gắn lên 1 sản phẩm gì đó
Việc đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ giúp khách hàng được sử dụng độc quyền thương hiệu của mình cho sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, mọi hành vi làm giả, làm nhái thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ đều là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Ngoài ra, việc tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ giúp khách hàng phát triển thương hiệu đó một cách lâu dài và tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Khác với việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là việc gắn trực tiếp thương hiệu lên sản phẩm. Đăng ký thương hiệu cho dịch vụ có vẻ như vô hình hơn bởi nó được xác định ở phạm vi kinh doanh rộng hơn.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hiện nay tại Việt Nam bảng phân nhóm danh mục/sản phẩm sẽ bao gồm 45 nhóm trong đó từ nhóm 1 đến nhóm 34 là nhóm sản phẩm (như đã phân tích ở trên) và nhóm từ 35-45 là nhóm dịch vụ.
Ví dụ: Công ty A kinh doanh ngành nghề chính là tư vấn du học hoặc xây dựng hoặc kinh doanh bất động sản sẽ được đăng ký cho nhóm dịch vụ chứ không phải đăng ký cho nhóm sản phẩm cụ thể