Ngày 18 Tháng 05, 2020
Một thực tế cho thấy, hầu hết các công ty, đặc biệt là các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thường thiết kế riêng cho mình một logo gắn trên sản phẩm hoặc dùng vào mục đích khác để định hình thương hiệu. Những logo này ẩn chứa nhiều ý nghĩa và được đăng ký bảo hộ. Vậy đăng ký logo có nghĩa là gì, đó có phải là đăng ký nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu có thể được thể hiện bằng từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc nhằm mục đích phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá bao gồm:
Yêu cầu đối với một nhãn hiệu đó là:
Logo là một ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với logo khác. Logo chứa đựng những ẩn ý nhất định của chủ sở hữu nhằm tuyền trải những thông tin một cách hàm súc, đơn giản nhưng dễ nhớ.
Một logo thường có những đặc điểm sau:
Từ định nghĩa và theo quy định của pháp luật của sở hữu trí tuệ thì có thể thấy rằng, tùy từng trường hợp mà logo được xem là nhãn hiệu hay nói cách khác, không phải trường hợp nào đăng ký logo cũng là đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, trường hợp một logo được thiết kế ra chỉ với yêu cầu bảo hộ về mặt hình thức mà không quan tâm đến ý nghĩa biểu trưng cũng như cách bố trí của logo thì được xem là bảo hộ dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả theo lĩnh vực tác phẩm mĩ thuật ứng dụng. Trường hợp này, mục đích chủ yếu là nhằm bảo vệ sự toàn vẹn sáng tạo của tác giả
Với các trường hợp khác, bảo hộ logo được xem là bảo hộ nhãn hiệu khi việc bảo hộ logo hướng đến việc khẳng định thương hiệu, phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác đồng thời từ hình ảnh của logo mà người dùng có thể thấy được ý nghĩa mà nhà sản xuất hướng đến. Những logo này thông thường sẽ được gắn trên các hàng hóa, sản phẩm mà chủ sở hữu sản xuất ra từ đó tạo ra cho người tiêu dùng thói quen rằng những sản phẩm được gắn logo này là sản phẩm của công ty sở hữu logo. Đây là một cách để doanh nghiệp định vị thương hiệu. Mục đích của logo theo hướng nhãn hiệu cũng nhằm phân biệt, chống hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm của thương hiệu.
Như vậy, tùy theo mong muốn của tác giả thiết kế ra logo nhằm hướng đến mục đích nào và muốn đăng ký bảo hộ theo hình thức nào thì việc đăng ký logo mới được tiến hành theo hình thức đăng ký quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu.
Dù là hình thức nào thì chủ sở hữu cũng nên tiến hành đăng ký bảo hộ logo do mình sáng tạo ra để có thể bảo vệ nguyên vẹn tài sản trí tuệ của mình.
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744