Ngày 12 Tháng 04, 2019
Bạn nghĩ sao nếu một thương hiệu mình đã mất rất nhiều tâm huyết thời gian, chi phí và công sức để xây dựng lên lại bị làm giả, làm nhái. Để tránh những hậu quả pháp lý và loại bỏ rủi ro trong việc có thể bị mất thương hiệu hãy nhanh tay đăng ký bản quyền thương hiệu.
Bản quyền là một nhánh nằm trong quyền sở hữu trí tuệ. Ở các văn bản pháp luật, bản quyền được thay thế bằng thuật ngữ quyền tác giả. Mọi người có thể hiểu đơn giản quyền tác giả (tức bản quyền) là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với những tác phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Thương hiệu hay còn gọi là nhãn hiệu hoặc logo. Thông thường, nhãn hiệu hay được dùng bởi các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực pháp luật hoặc liên quan. Trong khi đó, đa số mọi nguời lại hay dùng thương hiệu hoặc logo. Dù sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu hay logo thì đều có ý nghĩa chung là chỉ các dấu hiệu (chữ cái, hình ảnh, biểu tượng…) dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau.
Là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ, chúng tôi nhận thấy rằng mọi người khi có ý định đăng ký bảo hộ thương hiệu chưa phân biệt rõ bản quyền và độc quyền. Do đó, chúng tôi sẽ dành mục nhỏ này để giải thích cho bạn hiểu chi tiết về hai hình thức này.
Thông thường một nhãn hiệu (thương hiệu) sẽ bao gồm cả phần hình và phần chữ. Hai yếu tố cấu thành này có thể đăng ký độc quyền nếu đáp ứng các điều kiện như không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn; có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác. Trong khi đó, điều kiện để được đăng ký bản quyền thương hiệu bắt buộc phải có tính mỹ thuật.
Nhìn vào nhãn hiệu này, bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng phần hình và phần chữ. Nhãn hiệu này hoàn toàn có thể đăng ký thương hiệu độc quyền vì đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nhưng nếu muốn đăng ký bản quyền bạn chỉ có thể đăng ký phần hình của nhãn hiệu mà không thể đăng ký phần chữ.
Xét về tính bảo hộ, hình thức đăng ký độc quyền được đánh giá cao hơn rất nhiều. Theo đó, nếu đăng ký hình thức này chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Mọi hành vi sử dụng, sao chép, đạo nhái khác đều bị xem là vi phạm pháp luật và chủ sở hữu hoàn toàn có thể khởi kiện đối tượng xâm phạm quyền. Còn đối với hình thức đăng ký bản quyền, nhãn hiệu chỉ cần có một vài nét khác so với bản gốc đã bị xem xét là không vi phạm. Chính vì thế, chúng tôi khuyến nghị mọi người vẫn nên đăng ký theo hình thức độc quyền hơn là đăng ký bản quyền.
Tại sao nên đăng ký bản quyền thương hiệu ngay khi hoàn thành?
Xét theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bản quyền là không bắt buộc. Tuy nhiên, nó lại là rào cản trong việc tác giả bảo vệ quyền đối với tác phẩm do chính mình sáng tạo ra. Bởi nếu không đăng ký bản quyền khi có tranh chấp phát sinh hoặc đối mặt với các hành vi xâm phạm, tác giả/chủ sở hữu rất khó để chứng minh quyền tác giả. Việc làm này mất khá nhiều thời gian, công sức và thậm chí là cả tiền bạc. Nhưng nếu như đã đăng ký bản quyền thì giấy chứng nhận sẽ là “bằng chứng thép” để tác giả/chủ sở hữu khẳng định.
Ngoài lý do chính trên, đăng ký bản quyền thương hiệu còn đem đến nhiều lợi ích như:
– Được bảo vệ bởi pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
– Ngăn chặn hành vi trộm cắp, sao chép của đối thủ hoặc bên thứ ba
– Tạo dựng niềm tin, sự an tâm cho khách hàng
– Không gây nhầm lẫn giữa các thương hiệu với nhau
– Thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh, quảng cáo
Tại điều 50, chương V Luật Sở hữu trí tuệ quy định rất rõ các hồ sơ cần phải chuẩn bị khi đăng ký bản quyền bao gồm:
– Tờ khai theo mẫu quy định của Bộ Văn hóa – Thông tin
– Bản sao tác phẩm đăng ký (2 bản). Đối với những tác phẩm đăng ký cồng kềnh được thay thế bằng ảnh chụp.
– Giấy ủy quyền (nếu thuê, ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thực hiện việc đăng ký)
– Nếu tác phẩm đăng ký được thừa kế từ người khác phải có văn bản chứng minh quyền
– Nếu tác phẩm đăng ký được sáng tạo bởi nhiều tác giả phải có văn bản xác minh sự chấp thuận của các tác giả
– Nếu tác phẩm đăng ký có nhiều chủ sở hữu phải có văn bản xác minh sự chấp thuận của các chủ sở hữu
Quý khách hàng muốn nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu có thể thực hiện theo ba hình thức:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở, văn phòng Cục Bản quyền tác giả
– Gửi hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện về Cục Bản quyền tác giả
– Ủy quyền cho Công ty Luật nộp hồ sơ đăng ký
Quý khách hàng tự nộp hồ sơ có thể đến hoặc gửi về các địa chỉ sau:
Đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nội
Quý khách hàng đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội hoặc các khu vực lân cận có thể đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Bản quyền tác giả ở địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Đăng ký bản quyền thương hiệu tại TP. Hồ Chí Minh
Trường hợp quý khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền nam có thể nộp hồ sơ đăng ký tại văn phòng Cục Bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu tại Đà Nẵng
Quý khách hàng ở Đà Nẵng và các tỉnh miền trung có thể đăng ký tại văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả Đà Nẵng, địa chỉ Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng..
Hoặc có 1 cách đơn giản nhất là đăng ký bản quyền thương hiệu tại IPCELLS & CỘNG SỰ.
Quy trình thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu diễn ra trong bao lâu?
Theo Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn nếu đơn đăng ký hợp lệ. Thời gian này có thể lâu hơn quy định do mức độ phức tạp của thương hiệu đăng ký, tình trạng gây tranh cãi đối với các thương hiệu liên quan hoặc sự quá tải về số lượng đơn từ được nộp vào Cục Bản quyền tác giả. Trường hợp hồ sơ đăng ký bản quyền bị từ chối, Cục Bản quyền tác giả sẽ gửi thông báo bằng văn bản nguyên nhân cho người nộp đơn.
Khi tự mình thực hiện mọi thủ tục đăng ký bản quyền, bạn sẽ gặp phải vô vàn khó khăn từ trước, trong và sau khi nộp hồ sơ. Cụ thể như sau:
– Trước khi nộp hồ sơ:
Trước khi nộp hồ sơ, quý khách hàng cần phải dành thời gian tìm hiểu nhiều văn bản pháp luật để nắm được những thông tin cần thiết, tránh trường hợp nộp hồ sơ không đúng nơi, đúng chỗ, hoặc hồ sơ không hợp lệ.
– Bước nộp hồ sơ:
Khi tự đi nộp hồ sơ, bạn sẽ phải đối mặt với vô số vấn đề như:
+ Điền tờ khai thế nào cho đúng, cho đủ?
+ Chuẩn bị giấy tờ khác có liên quan thế nào cho hợp lệ?
+ Giấy tờ tùy thân cung cấp bản sao hay bản chính?….
– Bước sau nộp hồ sơ:
Bạn cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng của đơn đăng ký để kịp thời phúc đáp bằng văn bản theo yêu cầu của Cục Bản quyền tác giả khi có vấn đề phát sinh.
Như vậy, tự thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, nghiên cứu, chuẩn bị và rất dễ gặp phải sai sót. Do đó, để khắc phục những khó khăn trên bạn hãy sử dụng dịch vụ của một công ty luật uy tín, chuyên nghiệp như IPCELLS & CỘNG SỰ.
IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0333.667.678