Ngày 21 Tháng 10, 2019
Khi khách hàng tạo ra 1 sản phẩm thông qua quá trình sản suất và đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường với mục đích kinh doanh, để có thể bảo vệ được sản phẩm của mình, tránh bị bên thứ ba làm nhái, làm giả đồng thời có cơ chế xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với bản quyền sản phẩm, khách hàng nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm.
Bản quyền sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức và tùy thuộc vào từng sản phẩm, IPCELLS & CỘNG SỰ sẽ tư vấn cho khách hàng các hình thức bảo hộ, về cơ bản bản việc đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện dưới các hình thức sau:
– Hình thức thể bên ngoài của sản phẩm (hình dáng, bao bì) có thể đăng ký dưới dạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là kiểu dáng sản phẩm
– Tên gọi, biểu trưng sản phẩm có thể đăng ký dưới dạng đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu, logo). Ví dụ: OMO sẽ đăng ký cho sản phẩm bột giặt
– Kỹ thuật/công thức tạo ra sản phẩm có thể đăng ký dưới hình thức đăng ký sáng chế
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm được phân theo loại hình đăng ký. Tương ứng với đó sẽ xác định được sẽ đăng ký ở đâu. Cụ thể:
– Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp
– Cục bản quyền tác giả sẽ tiến hành đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan
– Cục trồng trọt và chăn nuôi sẽ tiến hành đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng và vật nuôi
Một trong 03 đối tượng của Sở hữu trí tuệ là sở hữu công nghiệp sẽ bao gồm: Nhãn hiệu; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp; Pháu minh. Do đó, bản quyền sản phẩm sẽ được Đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam dưới hình thức nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Như chúng tôi đã nói ở trên, đăng ký bản quyền sản phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm lâu dài, với việc một sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau, việc thiết sót đăng ký một hình thức có thể dẫn đến những rủi ro trong việc kinh doanh sản phẩm.
Việc đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa đăng ký bảo hộ có thể dẫn đến việc chủ sở hữu sẽ mất toàn bộ sản phẩm vào tay đối thủ và gậy thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, ngoài ra trong trường hợp sản phẩm chưa được đăng ký bản quyền dẫn đến việc khi phát hiện ra hành vi xâm phạm của bên thứ 3, chủ sở hữu bản quyền sản phẩm không thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm bản quyền do không chứng minh được quyền của mình đối với bản quyền sản phẩm. Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền sản phẩm còn mang lại những lợi ích sau:
+ Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sản phẩm của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, so với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực chủ sở hữu sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định;
+ Tạo tiền để cho việc phát triển sản phẩm lâu dài thông qua việc đăng ký bản quyền sản phẩm;
+ Được cho bên khác (bên thứ 3) có quyền khai thác sản phẩm trên cơ sở cho phép sử dụng có thu phí hoặc yêu cầu lợi thế khác;
+ Tăng uy tín cho sản phẩm với người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy doanh số bản hàng
+…………………………….
Từ những lý do nêu trên, có thể thấy vai trò của việc đăng ký bản quyền sản phẩm là rất cần thiết và quan trọng đối với chủ sở hữu bản quyền sản phẩm.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, một sản phẩm có rất nhiều hình thức để đăng ký bản quyền,
Quý khách hàng có thể tham khảo đăng ký bên ngoài của sản phẩm (hình dáng, bao bì) dưới hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Quý khách hàng có thể tham khảo đăng ký tên gọi sản phẩm dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo)
Quý khách hàng có thể tham khảo đăng ký công thức/ kỹ thuật tạo ra sản phẩm dưới hình thức đăng ký sáng chế