Ngày 30 Tháng 11, 2019
Nhượng quyền thương hiệu nở rộ
Với hơn 93 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một trong 3 thị trường bán lẻ sôi động nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Indonesia) với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm. Theo dự báo, doanh thu bán lẻ của Việt Nam có thể lên tới gần 180 tỷ USD vào năm 2020.
Xu hướng các thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động, trong đó chủ yếu theo con đường nhượng quyền. Đến nay, đã có hàng trăm thương hiệu được nhượng quyền. Năm 2017, có 31 công ty nước ngoài đăng ký nhượng quyền ở Việt Nam. Các công ty này chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản trong lĩnh vực thức ăn nhanh (F&B), giáo dục, hàng tiêu dùng...
Với chính sách mở cửa, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của nước ngoài đầu tư kinh doanh, Việt Nam luôn thúc đẩy các nhãn hiệu ngoại tìm đến gia nhập thị trường. Theo đó, nhiều mô hình kinh doanh mới cũng dần xuất hiện tại thị trường Việt từ sản xuất đến các dịch vụ, đào tạo, mô hình giáo dục trẻ em, kinh doanh quần áo, giày dép, thời trang, các chuỗi nhà hàng ăn uống...
Đăng ký nhượng quyền thương hiệu
Để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan trong vấn đề nhượng quyền thương hiệu, chúng tôi xin tư vấn một số nội dung sau:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 12/VBHN-BCT năm 2016; Nghị định 120/2011/NĐ-CP; Thông tư 09/2006/TT-BTM.
Trường hợp yêu cầu đăng ký nhượng quyền thương mại:
- Thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp;
- Các hoạt động nhượng quyền sau không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại: (khoản 2, điều 3, nghị định 120/2011/NĐ-CP)
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
*Lưu ý: Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Thời điểm thực hiện: trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Thẩm quyền đăng ký: Bộ Công thương.
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
-Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương;
-Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận khi nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;
-Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
-Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
-Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;
-Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
*Lưu ý: Các báo cáo, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy trình thực hiện:
-Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ;
-Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân biết;
-Trường hợp từ chối đăng ký cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Để được tư vấn thêm thông tin về nhượng quyền thương mại, quý khách hãy liên hệ với IPCELL&ASSOCIATES. Chúng tôi có đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, có bề dầy kinh nghiệm thực tế và phục vụ tận tâm, nhiệt tình sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại.