5 sai lầm cần tránh khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Ngày 20 Tháng 08, 2020

Không biết thế nào là thương hiệu, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, không tra cứu nhãn hiệu để tránh trùng lặp,… là những lỗi phổ biến khi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hãy cùng Ipcells & Cộng sự tìm hiểu ngay sau đây để giúp doanh nghiệp tránh phạm những lỗi cơ bản này nhé!

Không biết thế nào là thương hiệu, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, không tra cứu nhãn hiệu để tránh trùng lặp,… là những lỗi phổ biến khi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hãy cùng Ipcells & Cộng sự tìm hiểu ngay sau đây để giúp doanh nghiệp tránh phạm những lỗi cơ bản này nhé!

Không biết thế nào là thương hiệu, nhãn hiệu, logo?

5 sai lầm cần tránh khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức cần biết phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu.

Hiểu một cách đơn giản, nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Xét về cơ bản thì nhãn hiệu được xem như là thương hiệu của đơn vị đó, tuy vẫn có sự khác biệt.

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm tương đương. Trên phương diện pháp lý, khái niệm “nhãn hiệu” được quốc tế và Việt Nam luật hóa, còn “thương hiệu” thì không. Chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ. Thương hiệu là thuật ngữ mới được dùng rộng rãi trong thương mại, quảng cáo, được cho là tương đương với “nhãn hiệu”, tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp. “Nhãn hiệu” sử dụng trong bối cảnh pháp lý, còn trong bối cảnh quảng cáo, thương mại, quản trị doanh nghiệp ta có thể dùng “thương hiệu”.

Logo là biểu trưng dưới dạng ký hiệu hoặc biểu tượng của một nhãn hiệu. Một logo thường sẽ là biểu tượng, hình ảnh, chữ cái, ký tự hay ký hiệu được lồng ghép với nhau, được thiết kế một cách riêng biệt, độc đáo. Mỗi doanh nghiệp hầu hết đều có một logo riêng gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. 

Để đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo thì doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu của Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) để nhãn hiệu, thương hiệu được phép bảo hộ:

  • Nhãn hiệu phải có dấu hiệu nhận biết và phân biệt riêng.

  • Logo thương hiệu không trùng hoặc tương tự với các thương hiệu nổi tiếng và các thương hiệu đã được nhà nước bảo hộ độc quyền.

Thực hiện sai quy trình đăng ký thương hiệu

Thông thường khi tung ra sản phẩm hoặc khai trương cửa hàng mới, doanh nghiệp sẽ làm trước các thủ tục như kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, làm mã số mã vạch hoặc chạy quảng cáo để thu hút người tiêu dùng. Khi các thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, được tin dùng thì các nhà kinh doanh mới nghĩ đến bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Đến lúc này, nếu thương hiệu đã bị trùng (tức là có chủ đơn đăng ký) thì doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ trở thành người vi phạm quyền SHTT nếu còn tiếp tục sử dụng thương hiệu đó làm tên cửa hàng hoặc sản phẩm tương ứng.

Việc đăng ký thương hiệu muộn sẽ làm ảnh hưởng đến số vốn gây dựng thương hiệu bởi nếu đổi thương hiệu khác sẽ phải thực hiện lại từ đầu (người tiêu dùng đã quen với thương hiệu cũ), mua thương hiệu của đối thủ cũng tốn không ít tiền của, công sức. Đường nào thì phần thiệt cũng thuộc về doanh nghiệp “chậm chân”.

Logo thiết kế bị trùng lặp hay tương tự với thương hiệu đã được đăng ký trước đó

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thiết kế logo thương hiệu mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục SHTT. Việc này gây nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Nên hồ sơ sẽ bị từ chối ngay khi thẩm định nội dung đơn.

Ví dụ: Thiết kế logo cửa hàng giày có chữ “V” giống với chữ V kéo dài trong logo của giày Vans.

Không tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký

Một số cá nhân, tổ chức không tra cứu nhãn hiệu kỹ trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu. Điều này dẫn đến việc sau khi đã đăng ký mới phát hiện nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác có văn bằng bảo hộ còn thời hạn, hoặc bị Cục SHTT từ chối cấp văn bằng.

Khi đó cá nhân, doanh nghiệp đã tốn một khoản chi phí cũng như thời gian khá lớn cho xây dựng thương hiệu nhưng lại không thể sử dụng thương hiệu đó một cách hợp pháp.

Không phân biệt rõ tên công ty và nhãn hiệu

Tên công ty và nhãn hiệu, thương hiệu là hai khái niệm khác nhau. Tên công ty là tên doanh nghiệp mà bạn xây dựng. Tên công ty không nhất thiết trùng với tên nhãn hiệu. Một công ty có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng: Tên công ty không bị trùng mới có thể đăng ký được, vậy không nhất thiết phải đăng ký độc quyền. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khi thành lập công ty sẽ tiến hành bước kiểm tra tên công ty trước. Nếu tên không bị trùng thì có thể lập doanh nghiệp. Nhưng họ lại nhầm lẫn giữa việc kiểm tra tên công ty và tên thương hiệu, vì đây là hai phạm trù của hai cơ quan nhà nước quản lý khác nhau.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh/thành phố cấp, trong đó tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký thì mới được chấp thuận. Còn nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà nước thì có Văn bằng nhãn hiệu do Cục SHTT Việt Nam cấp cho chủ đơn. Đây là hai cơ quan nhà nước khác nhau, có thẩm quyền trên hai lĩnh vực khác nhau.

Tên công ty tuy không trùng với các công ty khác và được Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận nhưng không chắc chắn rằng trên thị trường tên doanh nghiệp này lại không trùng với tên thương hiệu khác. Thực chất, trên thương trường có rất nhiều cá nhân/tổ chức đang kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều logo thương hiệu khác nhau. Phần lớn các thương hiệu này đã được chủ sở hữu của nó đăng ký bảo hộ độc quyền.

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền, các cá nhân/tổ chức nên tìm hiểu kỹ để tránh các lỗi trên. Đồng thời, doanh nghiệp nên tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sớm để giành quyền ưu tiên bảo hộ trước. 

IPCELLS & CỘNG SỰ là đơn vị hàng đầu trên thị trường chuyên cung cấp Dịch vụ Đăng ký bản quyền, Nhãn hiệu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới theo hình thức Đăng ký quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc xác lập quyền bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn và hỗ trợ Dịch vụ Đăng ký bản quyền Thương hiệu, Logo, Nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của IPCELLS & CỘNG SỰ qua Hotline: 0912 087 744

TIN LIÊN QUAN
ĐỐI TÁC

Facebook Zalo TW Youtube
Bản quyền © 2018 ipcells.com. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®
Where you can buy Louis Vuitton Replica :

fake louis vuitton backpack Portafoglio louis vuitton imitazioni imitazioni borse dior Louis Vuitton wallet copy imitazioni louis vuitton chanel backpack replica gucci replica 1:1 louis vuitton bumbag replica replica louis vuitton wallet replica Jordan 4 dior tasche replica LOUIS VUITTON sunglasses replica replique Sac Louis Vuitton cartier schmuck replica deutschland louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica borse louis vuitton louis vuitton sling bag replica louis vuitton shoes replica Replica chanel replica Jordan 4 chanel imitazioni louis vuitton artsy replica gucci scarf replica gucci shoes replica van cleef replica dior replica imitazioni louis vuitton chanel tasche fake goyard replica gucci replica 1:1 fake chanel wallet scarpe louis vuitton imitazioni replica louis vuitton wallet gucci imitazioni replica louis vuitton wallet louis vuitton backpack replica gucci scarf replica replica louis vuitton wallet gucci backpack replica louis vuitton duffle bag replica louis vuitton turkei online gucci replica louis vuitton sling bag replica louis vuitton wallet replica cartier love imitazione gucci shoes replica louis vuitton imitazioni gucci backpack replica

0912087744