Công ty IPCELLS & CỘNG SỰ được thành lập theo Luật pháp Việt Nam. IPCELLS cung cấp các dịch vụ đăng ký logo, nhãn hiệu thương hiệu bản quyền tại Việt Nam, tư vấn và hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý trong giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại. IPCELLS & CỘNG SỰ là thành viên của các Hiệp hội, Tổ chức trong nước và Quốc tế như: Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (VIPA ), Hội luật gia Việt Nam (VAL), Hiệp hội Sở hữu Trí tuệ Châu á (ASEAN IPA ), Hiệp hội Luật sư sáng chế Châu á (APAA), Tổ chức Nhãn hiệu Quốc tế (INTA), Tổ chức Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (ECTA), Hiệp hội Bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (AIPPI), Hiệp hội Luật sư Liên Thái Bình Dương (IPBA), Hiệp hội Luật sư Châu Á Thái Bình Dương (LawAsia), các Đoàn Luật sư Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
IPCELLS & CỘNG SỰ cung cấp các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực bao gồm: Sở hữu Trí tuệ, Tư vấn Pháp lý và Tư vấn Doanh nghiệp & Đầu Tư ở trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm và được khách hàng đánh giá là một công ty luật uy tín hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý.
Với đội ngữ các cán bộ, nhân viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, thông thạo các ngoại ngữ khác nhau nên chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực pháp luật.
Đăng ký bản quyền logo, thương hiệu, nhãn hiệu là cách thức để xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình. Đồng thời, cũng chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp logo thương hiệu.
Khởi đầu kinh doanh và phát triển thương hiệu bằng việc thiết kế logo và bộ nhận dạng thương hiệu độc quyền
Đăng ký mã số mã vạch tuy không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết để tạo lòng tin cho khách hàng mua hàng, khảng định uy tín của doanh nghiệp khi phân phối sản phẩm hàng hóa ra thị trường.
Nhượng quyền thương hiệu là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được kinh doanh hang hoá hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất định với một khoản chi phí hay ph
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác
Xử lý xâm phạm Quyền Sở hữu Trí tuệ là việc xử lý các hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền Sở hữu Trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân
IPCELLS & CỘNG SỰ với các luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm thực tiễn tư vấn và cung cấp cách dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
IPCELLS & CỘNG SỰ cung cấp các dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, xin giấy phép đầu tư, tư vấn hoạt động, giải thể
Giám định về SHTT có vai trò hỗ trợ cho các lực lượng thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, kết luận về:
- Tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được bảo hộ;
- Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
- Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
- Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn th
Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
<Hiện nay chỉ mới có duy nhất Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là đơn vị sự nghiệp công lập duy nhất tại Việt Nam - có chức năng giám định về sở hữu công ngiệp.
Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung sau đây:
(i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp;
(ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không;
(iii) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
(iv) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Không. Ở Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Vì vậy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khó có khả năng ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn giống với nhãn hiệu đang được thẩm định.
Không. Vì theo quy định pháp luật Việt Nam, chỉ bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được cấp Văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp. Như vậy, đối với nhãn hiệu đang trong thời gian thẩm định, không thể biết chắc chắn là nhãn hiệu đó có đủ yêu cầu theo luật định để được cấp Văn bằng không, nên các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có quyền sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn mà không có bất kỳ hình thức chế tài nào áp dụng với họ. Tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền để được hưởng tất cả những quyền lợi sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ.
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu;
- Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình;
- Bán, chuyển nhượng hoặc Li-xăng cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký và nhận tiền;
- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các tổ chức, cá nhân xâm phạm Nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy hiệu lực nếu chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu lực, mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.