Ngày 08 Tháng 04, 2019
Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Đăng ký bản quyền máy tính sẽ giúp chủ sỡ hữu phần mềm được toàn quyền (độc quyền) sử dụng phần mềm máy tính do mình sáng tạo ra, việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu chứng minh được quyền của mình và có thể ngăn chặn được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm phần mềm của bên thứ 3.
Chủ sở hữu phần mềm máy tính khi có sản phẩm có thể nhờ sự trợ giúp của các luật sư để tiến hành đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam.
Thông tin và tài liệu yêu cầu
Thông tin yêu cầu
• Tên và địa chỉ đầy đủ của tác giả
• Tên và địa chỉ đầy đủ của chủ sở hữu
• Thông tin về tác phẩm đăng ký bao gồm tên, loại hình, thời gian hoàn thành tác phẩm, thời gian công bố, hình thức công bố và nội dung chính của tác phẩm
Tài liệu cần cung cấp
• Bản sao Chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
• 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
• Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực của tác giả;
• Bản cam kết của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm;
• Văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu tác phẩm có từ hai tác giả trở lên;
Tất cả các tài liệu trên phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp là tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có chứng thực/hợp pháp hóa lãnh sự. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Quy trình và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Quyền liên quan được nộp tại Cục Bản quyền tác giả. Trong thời hạn 15-20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả/Quyền liên quan.
Liên hệ với IPCELLS & CỘNG SỰ để được tư vấn và hỗ trợ về đăng ký Bản quyền và các dịch vụ Sở hữu Trí tuệ khác tại Việt Nam.
Hotline: 0912087744
Email: rubby@ipcells.com
Giám định về SHTT có vai trò hỗ trợ cho các lực lượng thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, kết luận về:
- Tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được bảo hộ;
- Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
- Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;
- Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn th
Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
<Hiện nay chỉ mới có duy nhất Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là đơn vị sự nghiệp công lập duy nhất tại Việt Nam - có chức năng giám định về sở hữu công ngiệp.
Giám định về sở hữu công nghiệp gồm những nội dung sau đây:
(i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp;
(ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không;
(iii) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
(iv) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (Điều 213 Luật SHTT).